Tại chương trình MBA hàng đầu của trường Stanford, Hội đồng xét tuyển luôn mong muốn tìm được những ứng viên xứng đáng thông qua 2 câu hỏi mở dạng luận văn ngắn. ” Thông qua 2 câu hỏi này, họ muốn biết rõ bạn là ai, tích cách của bạn có gì nổi bật, giá trị, động cơ trong con người bạn là gì?” Stacy Blackman, nhà sáng lập Trung tâm Tư vấn Stacy Blackman chia sẻ.
Sẽ thật khó khăn vì trong vòng 1150 từ, bạn thuyết phục hội đồng xét tuyển mình là ứng viên đầy tham vọng, luôn khao khát có được cơ hội học tập ở Stanford. Nhưng với 2 bài văn mẫu tham khảo dưới đây, bạn có thể tìm thấy những lời khuyên quý giá. Cùng ALT tìm hiểu các bạn nhé!
Mục Lục
Trường Stanford chỉ ra rằng trong mỗi bài luận, chỉ nên dùng 750 từ trong bài luận tập trung trả lời cho câu hỏi Blackman chia sẻ ” Điều chính yếu ở đây, là trả lời cho “why” chứ không phải lan man liệt kê cho câu hỏi “what” “.
” Hãy tự vấn bản thân để tự tìm ra cho mình những bức họa về bản thân và hình mẫu trong tương lai của mình.” Trong cuốn hướng dẫn viết luậy của cô Stacy Blackman có viết ” Thay vì chỉ chia sẻ những câu chuyện mà bạn đã từng làm, từng trải qua thì hãy chia sẻ những cảm nhận, quan điểm, kinh nghiệm sau mỗi câu chuyện đó. Đây chính là những gì Hội đồng xét tuyển mong muốn đọc được trong bài luận văn của các ứng viên “.
” Những câu hỏi dạng như thế này chính là cơ hội đáng giá để bạn chứng minh bản thân bạn là ai, đâu là động lực khiến bạn trở thành con người của hiện tại. Chính vì vậy, đừng quá tập trung vào định hướng nghề nghiệp trong chủ đề này. Thực tế, nó sẽ không được đánh giá cao.”
Trong khi “điên đầu” với những ý tưởng cho bài luận, hãy tự vấn mình những câu hỏi: Điều gì khiến bạn thao thức bao lâu nay? Khi quay đầu nhìn lại những gì mình đã làm, điều gì bạn tự hào nhất, điều gì khiến bạn nuối tiếc nhất? Nếu được phép thay đổi bất kì điều gì trong quá khứ, bạn sẽ thay đổi điều gì?
” Mặc dù đây là câu hỏi mở, nhưng chỉ cần trả lời bằng những minh chứng cụ thể và sinh động bạn đã có thể lí giải được điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời của bạn.”
Đừng lãng phí cả bài luận với câu trả lời chung chung như “Stanford là một ngôi trường uy tín, lâu đời…” Thay vào đó hãy nắm bắt cơ hội này liệt kê những cơ hội trải nghiệm tuyệt vời mà bạn sẽ nhận được khi học ở Stanford. Những cơ hội đó sẽ giúp bạn theo đuổi được đam mê của mình ra sao?
Bước quan trọng nhất để trả lời câu hỏi này một cách chuẩn xác, đó là nghiên cứu thông tin trên Internet. “Bạn nên tìm hiểu tất cả những luồng ý kiến xung quanh chương trình mình chọn, đâu là điều hấp dẫn nhất, đâu là điều hữu ích nhất?” Thậm chí bạn cũng nên tìm hiểu bao gồm thông tin về giáo sư chuyên ngành, sinh viên hiện tại, cựu sinh viên, giáo trình học…
Khi hỏi về lí do tại sao bạn chọn Stanford như bước đệm chuẩn bị để theo đuổi đam mê, Hội đồng xét tuyển luôn mong muốn tìm được những ứng viên sáng giá với tham vọng to lớn và có những quyết tâm đáng kể để đạt được những điều mình muốn. Blackman chia sẽ “Hãy nhấn mạnh niềm đam mê và động lực chính của mình.”
Khác với câu hỏi như phần 1, ở phần 2 này, các bạn nên xác định con đường sự nghiệp, mơ ước của mình, hay hình ảnh về cuộc sống của bạn trong 20 năm. Hãy chứng minh mình là một ứng cử viên đầy tham vọng và chỉ ra rằng chỉ có Stanford mới có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
“Chúng tôi khuyến khích các bạn nên có những hoài bão to lớn, nhưng điều đó không có nghĩa bạn thể hiện quá mức cho phép như thể bạn là một con người hoàn hảo. Điều đó hoàn toàn không cần thiết.” Blackman nói. “Hãy nhớ rằng mục đích ra đời của các chương trình MBA là mong muốn giúp các học viên tiềm năng đạt được mục tiêu, quan trọng hơn, đây sẽ là một bước tiến trên con đường lập nghiệp đầy tham vọng của họ.”
Hàng trăm sinh viên các trường Đại học Ngoại Thương, Kinh Tế, Ngân Hàng, RMIT, Quốc Tế, Bách Khoa, KHTN đã giành được học bổng tại các trường Đại học danh giá trên Thế giới thông qua chương trình xúc tiến học bổng du học ALT Scholarship .